Mục lục bài viết
- Trường hợp 1 : Nhận cha con theo nguyện vọng của cha
- Trường hợp 2 : Nhận cha con theo nguyện vọng của con
- Trường hợp 3: Nhận cha con theo nguyện vọng của cha và con
Thực tế, có nhiều trường hợp con sinh ra không có cha hoặc cha không được ghi nhận trên giấy khai sinh tại thời điểm đăng ký với những lý do khác nhau. Sau này mới làm thủ tục đăng ký nhận cha con tại cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo nhu cầu, nguyện vọng của người thực hiện thủ tục mà phát sinh các trường hợp cần làm thủ tục. Thông thường các trường hợp làm thủ tục nhận cha con bao gồm:
Trường hợp 1 : Nhận cha con theo nguyện vọng của cha.
Trường hợp này được thực hiện theo nguyện vọng của một bên người cha khi con còn nhỏ, chưa đủ năng lực pháp luật để thực hiện thủ tục nhận cha con. Hoặc đang có tranh chấp về việc nhận cha con ruột.
Trường hợp 2 : Nhận cha con theo nguyện vọng của con.
Tương tự trường hợp theo nguyện vọng của cha, trường hợp nhận cha con cũng có thể do đơn phương từ phía người con. Những trường hợp này có đặc điểm người cha đã mất hoặc có khăn trong việc nhận thức là làm chủ hành vi.
Trường hợp 3 : Nhận cha con theo nguyện vọng của cả cha và con.
Trường hợp này theo ý chí của cả hai bên khi nhận cha con. Thông thường các trường hợp này khi cha con thất lạc nhau do chiến tranh, dịch bệnh mà cả hai còn sống tại thời điểm nhận nhau.
Ngoài các trường hợp phổ biến trên, có thể nhận cha con trong trường hợp không phụ thuộc vào nguyện vọng của cha hoặc con trong trường hợp người thân thích khởi kiện nhận cha con.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ nhận lại con ruột chuẩn.
Thứ nhất, Hồ sơ nhận cha mẹ con tại Cơ quan hộ tịch.
- Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT – BTP;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con;
- Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đồng thời còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu.
Lưu ý: Chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha con có thể là 1 trong các tài liệu sau:
- Văn bản của cơ quan y tế; cơ quan giám định huyết. Trường hợp không có các văn bản trên có thể sử dụng văn bản do cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác định quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh. Các bên nhận cha con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con theo quy định. Đồng thời, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Thứ hai, Hồ sơ nhận cha mẹ con tại Toà án.
Khi yêu cầu Toà giải quyết việc xác định quan hệ cha con, mẹ con. Thành phần hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể:
- Đơn khởi kiện/Đơn yêu cầu về việc xác nhận cha, mẹ, con;
- Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ về nhân thân của người khởi kiện/người yêu cầu: CMND/CCCD/Hộ chiếu;
- Bản sao chứng thực giấy tờ về nhân thân của các đương sự khác (nếu có);
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống như. Kết quả giám định ADN; thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng…;
- Các tài liệu khác theo quy định pháp luật.