CON DÂU CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ THẾ VỊ ĐỐI VỚI PHẦN DI SẢN THỪA KẾ CỦA CHA MẸ CHỒNG ĐỂ LẠI HAY KHÔNG ?
Mục lục bài viết
Thừa kế là một trong những nội dung pháp lý đang được quan tâm hiện nay, bởi sự phức tạp trong việc chia thừa kế di sản hay những câu chuyện cái “lý”, cái “tình” trong các cuộc chia gia tài khi cha mẹ qua đời. Vậy liệu các nàng dâu có được quyền thừa kế thế vị đối với phần di sản của cha mẹ chồng hay không ?
- Trước hết, BLDS 2015, sửa đổi 2017 có quy định các trường hợp di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, đó là :
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế...
Như vậy, nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Nói cách khác, quan hệ cha mẹ chồng/con dâu không phải là căn cứ để xác lập mối quan hệ pháp luật về thừa kế thế vị. Có thể coi đây là kiểu thừa kế “ hoàn toàn theo huyết thống”. Do đó, con dâu KHÔNG ĐƯỢC hưởng thừa kế thế vị khi cha mẹ chồng qua đời.