Trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng hoàn toàn có thể thấy được các nhãn hiệu được quảng bá khắp nơi, đặc biệt là các nhãn hiệu nổi tiếng như Baoviet, Hoaphat,…Kéo theo đó, các công ty luôn muốn bảo vệ nhãn hiệu của của công ty mình. Trong pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu chính là đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Vậy trong pháp luật, đăng kí nhãn hiệu có áp dụng đối với các trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng hay không ?
Trước hết, “Nhãn hiệu” được hiểu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Dựa vào nhãn hiệu mà người tiêu dùng có thể phân biệt hàng hóa; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác ( tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).
Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Có rất nhiều căn cứ để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng, ví dụ như : dựa vào số người biết đến nhãn hiệu như việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ hay thông qua quảng cáo; nhãn hiệu đó lưu hành trên phạm vi lãnh thổ nào; doanh số từ việc cung cấp; buôn bán nhãn hiệu đó;…
+ Tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là đăng ký với mục đích “bảo hộ” nhãn hiệu, không đề cập đến trường hợp đăng kí để “sử dụng” nhãn hiệu. Nên nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, thì chủ thể sở hữu nhãn hiệu vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn bình thường.
+ Bên cạnh đó, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN cũng quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.” Như vậy có thể thấy, nhãn hiệu nổi tiếng không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên, để chắc chắn khách hàng cần phải đăng ký để không xảy ra việc tranh chấp, khiếu nại sau này và bảo vệ quyền lợi tối đa của doanh nghiệp.