Tin tức về dân sự

NHỮNG TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐƯỢC QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ TRỌ

NHỮNG TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐƯỢC QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ TRỌ

            Đã là sinh viên thì hầu hết ai cũng đã từng trải qua quãng thời gian ở trọ. Một trong những cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho sinh viên khi thuê trọ chính là hợp đồng thuê trọ. Trong một số trường hợp, sinh viên có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trọ nếu như nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị tổn hại. Nắm bắt được quy định này, sinh viên có thể tránh được những rắc rối và nguy cơ bị chèn ép bởi các chủ trọ. Vậy đó là những trường hợp nào ?

- Hợp đồng thuê nhà trọ là một loại hợp đồng thuê tài sản và được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (tại Điều 472), Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng này còn được quy định tương tự trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Dựa vào hợp đồng, sinh viên (bên thuê nhà ở) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi chủ nhà trọ (bên cho thuê nhà ở) có một trong các hành vi sau đây:

+ Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng ( có thể là không đảm bảo an toàn, phòng cháy chữa cháy, ….);

+ Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

+ Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

-Tuy nhiên, trong trường hợp sinh viên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có nghĩa vụ phải báo trước cho chủ nhà trọ 30 ngày, nếu không báo trước mà gây ra thiệt hại thì sinh viên phải bồi thường phần thiệt hại đó.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên đây thì sinh viên có thể được quyền chấm dứt hợp đồng và nếu đã thực hiện nghĩa vụ báo trước thì sẽ không có chủ thể nào có quyền ngăn cấm, ép buộc việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của sinh viên, trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định pháp luật khác. 

← Bài trước Bài sau →