Tin tức về đất đai

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?

Mục lục bài viếtMục lục bài viết

  •  Hiểu thế nào về hành vi lấn chiếm đất
  •  Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất như thế nào ?

Hiểu thế nào về hành vi lấn chiếm đất?

Lấn chiếm đất đai là hành vi có tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhiều người xung quanh. Việc can thiệp vào đất của người khác không chỉ gây mất tài sản cho người bị ảnh hưởng mà còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về địa chất và sinh thái. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hiểu thế nào về hành vi lấn chiếm đất, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Trong thực tế quá trình sử dụng đất của người dân, lấn chiếm đất xảy ra tương đối phổ biến. Tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã giải thích về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà:

  • Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc
  • Không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất như thế nào?

Khi phát hiện đất bị hàng xóm lấn, chiếm thì người sử dụng đất bị lấn, chiếm có quyền yêu cầu trả lại đất. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự kiểm soát nhất quán và chặt chẽ của các cơ quan chính phủ cũng như tăng cường giám sát và thực thi nghiêm ngặt các luật xâm phạm đất đai. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai hiện hành, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:

Thương lượng, hòa giải đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vụ việc.

Trường hợp hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó:

+ Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị tranh chấp, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

+ Thời hạn giải quyết: Tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

+ Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.

Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp

* Trường hợp đất đã có sổ đỏ:

Trong trường hợp các bên tranh chấp có sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.

– Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)

* Trường hợp đất chưa có sổ đỏ:

Trường hợp đất không có Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

– Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Theo đó, trường hợp giải quyết tại Ủy ban nhân dân, thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

Luật sư Luật Hàm Rồng cung cấp những dịch vụ Luật sư tư vấn như:

  • Tư vấn các thủ tục về đất đai như: xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục sang tên sổ đỏ; thủ tục tách thửa;…
  • Tư vấn chia thừa kế quyền sử dụng đất: xác định di sản thừa kế; hàng thừa kế; cách chia thừa kế; thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế; thủ tục khai nhận di sản thừa kế;…
  • Tư vấn tranh chấp đất đai: tranh chấp ngõ đi chung; tranh chấp đòi lại đất cho mượn; tranh chấp lấn chiếm đất;…
  • Tư vấn các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất: Hợp đồng chuyển nhượng đất; Hợp đồng cho thuê đất;…
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thu hồi đất như: nguyên tắc bồi thường; điều kiện để đất được bồi thường; giải phóng mặt bằng; bồi thường chi phí đầu tư vào đất; bồ thường về nhà, công trình trên đất;…
  • Tư vấn cách soạn đơn khởi kiện và thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở thành phố Hà Nội theo các phương thức sau:

  • Email: Info.luathamrong@gmail.com
  • Điện thoại: 0962.969398  (Zalo)
  • Fanpage: Luật Hàm Rồng – Dịch vụ Luật sư  
  • Website: luathamrong.com  
Bài sau →