Trong công tác pháp luật thì quá trình tiến hành tố tụng là rất quan trọng, vì quá trình này quyết định trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp, trách nhiệm phải thực hiện của các chủ thể tham gia tố tụng. Dù là tố tụng hình sự, dân sự hay hành chính thì tầm quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quá trình tố tụng luôn phải có tinh thần trách nhiệm cao độ. Chỉ vì một vài những cá nhân vô trách nhiệm, không làm đúng nhiệm vụ của mình, dẫn đến những vụ án oan sai đau lòng cho người dân.
Vậy những thiệt hại đó, tổn thất về sức khỏe, tinh thần,…đó ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm ?
Thứ nhất, muốn xem xét chủ thể nào có quyền yêu cầu bồi thường, căn cứ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định các chủ thể như sau :
+ Người bị thiệt hại;
+ Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
+ Cá nhân, pháp nhân được những người thuộc 3 trường hợp trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Thứ hai, tại Chương IV Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định về cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: + Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
+ Viện kiểm sát
+Tòa án
+ Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
Như vậy, việc oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, theo đúng nguyên tắc “ai sai, người đó chịu”.