Khi ly hôn, bất kì bố hay mẹ đều mong muốn có thể giành được quyền nuôi con chung. Đối với con nhỏ, vai trò của việc được sống chung với mẹ là cần thiết. Nhưng sẽ có những trường hợp tòa án cần phải căn cứ vào những yếu tố nhất định mà quyết định xem, người mẹ không đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn. Vậy đó là những trường hợp nào ?
Theo đó, người mẹ được đánh giá không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ( ví dụ như bệnh tâm thần mất khả năng dân sự, ung thư,…);
- Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, chỉ cần thuộc một trong các trường hợp trên đây, người mẹ có thể không được quyền nuôi dưỡng con vì được xem xét vào đối tượng không đủ điều kiện nuôi dưỡng con mà sẽ chuyển quyền nuôi dưỡng con cái cho bố của con.
Theo tinh thần pháp luật, việc quyết định một đứa trẻ sẽ do bố hay mẹ nuôi dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là đặt lợi ích toàn diện của con cái lên hàng đầu. Tại khoản 2 điều 81 trên cũng đưa ra một số tiêu chí cụ thể như sau :
- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con; ….